“HỌC” CŨNG LÀ ÁP LỰC MÀ HỌC SINH KHÔNG BAO GIỜ DÁM NÓI

Lượt xem:

Đọc bài viết

 

Hình 1. Áp lực học tập. ( Nguồn từ internet )

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng: Việc học cũng chẳng có gì vất vả, chẳng có gì mà phải áp lực “ Đâu phải làm việc, đi kiếm tiền, chỉ việc học hành mà cũng mệt mỏi áp lực”. Chỉ có việc học về rồi ăn ngủ nghỉ, chơi bời, chỉ thế thôi có gì đâu mà mệt mỏi áp lực. Nhưng bố mẹ ơi!

Ngoài giờ trên trường học chính ra, chúng con còn phải đi học thêm, những môn nào còn yếu còn chưa biết, nhưng những môn con đã biết và nó không cần thiết lắm mà chúng con vẫn phải học ạ. Toán  lí, hóa, tiếng anh…những môn mà chúng con phải tập trung nhồi nhét kiến thức hết có thể ở trên trường, chúng con phải học đến mức mòn mỏi, đến kiệt quệ. Chúng con biết bố mẹ bắt chúng con học vì muốn tốt cho tương lai của chúng con. Nhưng bố mẹ ơi chúng con đã học rồi đã làm mọi bài tập và chúng con cũng muốn được vui chơi bên bạn bè. Nhưng bố mẹ thì sao luôn thúc ép con mình học mà chả bao giờ nghĩ đến cảm giác của chúng con. Bố mẹ luôn đặt hoàn cảnh của mình lên con cái, mà không bao giờ đặt hoàn cảnh của con cái lên mình. Một câu nói điển hình để chứng minh mà con nói đó là câu nói:

“Ngày xưa bố, mẹ đi học còn khổ hơn giờ mà bố mẹ vẫn cố gắng học đấy thôi”

Nhưng bố mẹ à thời đại nay đã khác xã hội phát triển bố mẹ không thể nào mà bắt con cái của mình đi theo con đường của mình được. Nó làm cho chúng con cô độc không bạn bè luôn lủi thủi một mình. Những thứ xa xỉ với bọn con lúc này chính là những trò chơi bên bạn bè của mình, những lúc vui đùa bên gia đình.

Giờ đây, chúng con chỉ biết lao lực vào việc học. Như chúng con đã biết từ năm học 2020, học sinh cấp 1, cấp 2, sẽ có sự đổi mới chương trình học nó khó hơn so với các anh chị lớp trên. Điều đó càng tạo thêm áp lực cho chúng con. Những cuốn sách dày cộm, mà ngày nào chúng con cũng phải học, sáng, trưa, chiều, tối, chúng con luôn ôm nó bên mình để hoc. Có những buổi, bụng chưa có gì, yên xe còn chưa nguội nhưng chúng con đã phải nhảy lên xe để đi học thêm.

Nhưng vì hiện nay, xã hội đang phát triển các bậc phụ huynh giờ đang theo xu hướng cho con bằng những con số cụ thể là điểm số. Đánh giá thực lực của học sinh bằng điểm số nó không còn là sự công bằng cho chúng con. Có những thiên tài xưa cũng không có học lực, không có bằng cấp nhưng họ đã làm cho cả thế giới phải trầm trồ bởi những thứ không phải đo bằng điểm số. Và con biết đem chúng con so sánh như thiên tài là không hợp lí nhưng nó phản ánh mà điều con muốn nói. Cũng có những bạn không học giỏi nhưng có năng khiếu về hội họa, âm nhạc…đó cũng là một điểm mạnh cũng như lợi thế của bạn ấy.

Hình 2. Sự kì vọng của phụ huynh. ( nguồn từ internet )

Vì áp lực học tập và sự không an ủi của phụ huynh, nhiều học sinh phải làm những điều dại dột, những hành động không đúng đắn để giải tỏa áp lực. Thật đáng thương và đáng trách  móc khi nhìn thấy học sinh phải chọn cách rời xa người thân để không còn gánh nặng. Thật ngu ngốc khi họ phải làm điều đó. Nhưng chúng con chỉ cần những lời động viên hỏi thăm từ bậc phụ huynh sao mà khó đến thế.

Hiện tại và bây giờ, học sinh lớp 9 như chúng con phải đối mặt với kì thi đậu vào lớp 10 áp lực chồng chất áp lực.

Không nổi nào giải tỏa áp lực, mà cắm đầu vào sách vở, học thuộc từng con chữ làm bài tập, nổi ám ảnh của tất cả học sinh chúng con. Chúng con học vào buổi sáng tức là buổi chiều được nghĩ, xưa thì chúng con rủ nhau đi chơi và đi ăn. Nhưng giờ đây chúng con rủ nhau đi nhồi nhét kiến thức ngoài giờ hay còn gọi là đi học thêm.

Thực sự rất mệt mỏi, tối đến chúng con làm bài tập trên trường học thuộc bài, bên cạnh đó còn làm các bài tập nâng cao. Các bậc phụ huynh và các thầy cô thường nghĩ:” Thời đại này công nghệ phát triển chúng nó ở nhà chỉ xem điện thoại chứ có học hành gì đâu”.

Không ạ!, đó là thời gian thực sự  rảnh chúng con mới giải tỏa trong chiếc điện thoại. Còn những lúc chúng con chưa làm bài tập hay học thuộc bài thì chúng con lao đầu vào học thêm về khá muộn và buồn ngủ.

Lời cuối cùng chúng con muốn nói đến các bậc phụ huynh. Hãy yêu thương con cái của mình, tâm sự với con để con đỡ gánh nặng hơn và sợ hãi những con số.

Hình 3. Bố mẹ cùng con vượt qua áp lực. ( Nguồn từ internet )